Một phần  Thủ tục Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu

Ký hiệu thủ tục: 1.000890.H14
Lượt xem: 14
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Trực tuyến
  • Dịch vụ bưu chính
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

    Trực tiếp

  • 5 Ngày làm việc


    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định



  • Trực tuyến

  • 5 Ngày làm việc


    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định



  • Dịch vụ bưu chính

  • 5 Ngày làm việc


    Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định




Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện


  • Văn bản cho phép kinh doanh chuyển khẩu


Lệ phí

    Không

Phí

    Không

Căn cứ pháp lý



  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP Số: 69/2018/NĐ-CP





  • Thông tư 12/2018/TT-BCT Số: 12/2018/TT-BCT





  • Nghị định số 146/2025/NĐ-CP Số: nghị định 146/2025





  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định về phân cấp thực hiện thủ tục hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương Số: 38/2025/TT-BCT




  • Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền giải quyết có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền giải quyết trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

01 bộ hồ sơ

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam   Bản chính: 1 Bản sao: 0
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:   Bản chính: 0 Bản sao: 1
Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài   Bản chính: 0 Bản sao: 1
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu Chuyenkhau.docx Bản chính: 1 Bản sao: 0

File mẫu:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu Tải về In ấn

Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyền giải quyết cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng, Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.